Nhân khẩu học Tanzania

Phần lục địa gồm có người bản xứ 99% (95% là dân tộc da đen thuộc sắc tộc Bantu gồm hơn 130 bộ lạc), dân tộc khác 1% (gồm người châu Á, Châu Âu, người Ả Rập); Vùng đảo Zanzibar -gồm có người Ả Rập và người bản xứ. Vào năm 2006, dân số ước đoán của Tanzania là 38.329.000, với tỉ lệ gia tăng dân số là 2 phần trăm. Dân số phân bố rất không đồng đều, với mật độ dân số từ 1 người trên một kilomet vuông ở những vùng khô hạn cho đến 51 người trên một kilomet vuông ở những vùng nhiều nước đến 134 người trên một kilomet vuông ở Zanzibar.[5] Hơn 80 phần trăm dân số sống ở nông thôn. Dar es Salaam là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế.

Tôn giáo

Nhà thờ Kitô giáo ở NjombeMột Thánh đường Hồi giáo ở Moshi
Tôn giáo tại Tanzania (2014)
Cơ đốc giáo]
  
61.4%
Hồi giáo
  
35.2%
Tín ngưỡng dân gian
  
1.8%
Khác
  
1.6%
Nguồn: CIA World Factbook[6]

Mặc dù chính phủ Tanzania không thu thập dữ liệu nhận dạng tôn giáo trong điều tra dân số, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo rằng 62% dân số của Tanzania là Kitô giáo, 35% là người Hồi giáo, và 3% là thành viên của các nhóm tôn giáo khác.[7] Ngày 18 tháng 12 năm 2012, trong một báo cáo về tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết trong năm 2010, 61,4% dân số Tanzania là Kitô giáo, 35,2% là người Hồi giáo, và 1,8% là tín đồ của tôn giáo bản địa.[8]

Kitô giáo ở Tanzania bao gồm nhiều giáo phái khác nhau như Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, và các thành viên Nhân chứng Jehovah.[9]

Người Hồi giáo chiếm hơn 28% dân số của khu vực đất liền (Tanganyika) và chiếm đến hơn 99% dân số trên đảo Zanzibar.[10] Phần lớn là người Hồi giáo Sunni,một số ít là Hồi giáo Shia dòng giáo phái Ahmadi thiểu số.[11]

Ấn Độ giáo là một tôn giáo thiểu số ở Tanzania, với khoảng 30.000 tín đồ (1996). Hầu hết họ là con cháu của người Ấn Độ (Gujarat) di cư đến. Có một số ngôi đền Ấn Độ trong Dar es Salaam, hầu hết trong số đó nằm tại trung tâm thành phố.[12]

Đức tin Bahá'í ở Tanzania bắt đầu khi người tiên phong đầu tiên là Claire Gung mang đến đây năm 1950.[13] Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá'í địa phương đầu tiên được bầu vào năm 1952 ở Dar es Salaam. Đến năm 1964, Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá'í quốc gia Tanzania được thành lập. Từ năm 1986 các tín đồ Baha'is đã thành lập trường Trung học Ruaha như là một trường học Bahá'í. Năm 2005, các tín đồ Baha'is ở Tanzania được ước tính khoảng 163.800 người.[14]

Giáo dục

Các em học sinh trường tiểu học Arusha.

Chương trình tiểu học được giảng dạy bằng tiếng Swahili, tiếng Anhngôn ngữ thứ hai. Chương trình trung học dạy bằng tiếng Anh. Trẻ em trai được học nhiều hơn trẻ em gái. Tanzania có một trường Đại học Sư phạm. Ngoài ra còn có Trường Đại học Nông nghiệp Sokoine ở Morogoro và một vài trường khác.

Tỷ lệ biết chữ ở Tanzania được ước tính là 73%.[15] Giáo dục là bắt buộc trong bảy năm, cho đến 15 tuổi, nhưng hầu hết trẻ em không đi học, và một số không tham dự bất kỳ cấp bậc giáo nào. Trong năm 2000, có 57% trẻ em từ 5-14 tuổi được đi học. Đến năm 2006, 87,2% trẻ em bắt đầu đi học tiểu học và có khả năng học đến hết lớp 5.[16]

Y tế

Phòng khám bệnh sốt rét ở Tanzania.

Y tế: Chăm sóc sức khỏe theo các tiêu chuẩn tương đối cao chỉ có ở các thành phố lớn. Ở khu vực nông thôn cũng có các bệnh viện đa khoa, nhưng thường thiếu nhân viên y tế và trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc chữa bệnh.